icon icon icon icon
Đồ Cúng Tâm Linh|Vàng Mã và Mâm Cúng Trọn Gói Đạt Chứng Nhận HACCP

LỄ CÚNG ÔNG TÁO

Nguyễn Xuân Nghĩa
Ngày 11/02/2020

Từ xa xưa đến nay, cứ vài ngày 23 tháng Chạp hàng năm (23 tháng 12 âm lịch), phong tục văn hóa người dân Việt Nam thường làm lễ cúng ông Táo. Đây là một truyền thống, tín ngưỡng đáng quý và đáng gìn giữ của dân tộc ta. Tuy nhiên, không phải lễ vật cúng ông Táo của miền nào cũng giống nhau và không phải ai cũng biết bày trí mâm cúng ông Táo đúng chuẩn. Do đó, công việc chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Táo rất quan trọng và một lễ vật cúng ông Táo gồm những gì?

Nội dung bài viết:

  • 1. Ý nghĩa lễ cúng ông Công ông Táo hàng năm là gì?
  • 2. Lễ vật cúng ông Táo đầy đủ gồm những gì?
  • 3. Mâm cỗ cúng ông Táo đúng chuẩn
  • 4. Hướng dẫn cúng lễ ông Táo
    • 4.1. Vị trí cúng
    • 4.2. Thời gian cúng
    • 4.3. Đồ Lễ cơ bản
    • 4.4. Cách cúng lễ cúng ông Táo
  • 5. Những lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

lễ cúng ông táo gồm những gì

Lễ cúng ông Táo một truyền thống của phong tục Việt

1.Ý nghĩa lễ cúng ông Công ông Táo hàng năm là gì?

Cúng ông Táo hay còn gọi là ngày cúng ông Công ông Táo. Lễ cúng này thường được thực hiện cùng với việc cúng tất niên, cúng cuối năm để kết thúc một năm. Người ta thường ta cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, là ngày cận cuối năm âm lịch với ngụ ý là đưa ông Táo về trời. Truyền thuyết xa xưa tương truyền rằng, mỗi năm ông Táo sẽ về trời một lần vào dịp cuối năm để báo cáo về những chuyện lành, điềm tốt, thuận lợi và những chuyện không thuận lợi, chuyện xấu trong gia đình trong 1 năm qua. Bên cạnh đó, làm mâm lễ cúng ông Táo về trời còn để bày tỏ lòng thành và cầu may cho năm mới.

2. Lễ vật cúng ông Táo đầy đủ gồm những gì?

Nếu chưa biết mâm cỗ cúng ông táo gồm những gì thì bạn phải biết những lễ vật cúng ông Táo gồm những gì theo chia sẻ của chúng tôi. Ở cả 3 miền Bắc Trung Nam đều có tục cúng ông Táo này, mỗi miền bạn phải chuẩn bị thêm những món đồ cúng ông Táo khác nhau.

Ngoài ra, điểm chung của lễ vật cúng ông Táo về trời ở cả ba miền là bạn phải chuẩn bị 3 mũ giấy (2 mũ cánh chuồn cho Táo ông và 1 mũ không cánh chuồn cho Táo bà).

  • Miền Bắc: Bạn phải chuẩn bị thêm cá chép đỏ hoặc cá chép trắng hoặc cá chép thường để mâm cúng ông Táo đúng chuẩn miền Bắc. Cá chép này ngụ ý rằng sẽ hóa rồng như phương tiện để đưa ông Táo về trời.
  • Miền Nam: văn hóa đồ cúng ông Táo phải có thêm lễ vật là áo của Táo ông, Táo bà và 3 đôi hài bằng giấy.
  • Miền Trung: mâm lễ cúng ông Táo miền Trung phải có bộ ngựa, có yên và dây cương đầy đủ.

Bên cạnh đó bạn có thể chuẩn bị thêm một số lễ vật khác như hoa quả, bánh kẹo, món mặn để làm phong phú hơn.

3. Mâm cỗ cúng ông Táo đúng chuẩn

Mâm cúng ông Táo về trời có một số nơi chỉ làm đơn giản và một số nơi làm thêm mam com cung ong tao để thể hiện lòng thành kính với đấng tâm linh, là Ông Công ông Táo đã cai quản, bảo vệ và giữ lửa cho gia đình mình.

Mâm cơm cúng ông Táo có thể làm mâm cơm chay hoặc mâm cơm mặn. Tuy nhiên, theo quan niệm của nhà Phật, mâm cúng ông Táo về trời thì khi làm mâm cơm chay sẽ thể hiện được thành ý của người thờ cúng hơn.

Khi sắm lễ cúng ông Táo đầy đủ, bạn cũng cần phải biết cách bày trí mâm cỗ sao cho phù hợp về vị trí mâm cỗ, lễ vật trong nghi lễ này.

Hiện nay, ở nhà người dân Việt Nam khi thờ ông Táo có hai cách bày trí. Một số nhà có bàn thờ riêng để thờ ông Táo, bàn thờ nằm trên khu vực bếp. Một số nhà còn lại thì thờ ngay bên bếp, không có bàn thờ riêng để thờ ông Táo. Song cách nào cũng phù hợp.

Khi bạn lên mâm lễ cúng, nếu nhà bạn có thờ riêng thờ ông Táo thì bày trí mâm cỗ ở bàn thờ ông Táo rồi thờ cúng. Nếu không có bàn thờ riêng thì bạn bỏ 1 mâm cỗ nhỏ ở bếp thờ ông Táo, sắp một mâm lễ ở bàn thờ thần linh, gia tiên để làm mâm thờ cúng chính.

mâm cúng ông táo cần chuẩn bị những gì

Cúng ông Táo để tỏ lòng thành, sự biết ơn

4. Hướng dẫn cúng lễ ông Táo

Cách cúng lễ ông Táo cơ bản mà bạn nên biết để tiến hành nghi thức cúng lễ ông Táo.

4.1. Vị trí cúng

Vị trí cúng đóng vai trò rất quan trọng, mang ý nghĩa to lớn trong lễ cúng ông Táo. Đặt mâm lễ cúng, thực hiện nghi lễ cúng đúng nơi, đúng chỗ thì lễ cúng mới hiệu nghiệm, mới làm hài lòng đấng tâm linh được.

Trong gia đình, nếu có bàn thờ ông Công ông Táo riêng của gia chủ thì có thể đặt mâm cúng và thực hiện nghi thức cúng chính tại bàn thờ này cũng được. Nếu không có bàn thờ riêng thờ ông Táo thì đặt một mâm lễ nhỏ ở khu vực bếp thờ ông Táo, một mâm lễ lớn ở bàn thờ gia tiên, thần linh và thực hiện nghi thức cúng chính ở bàn thờ thần linh, gia tiên.

Trường hợp đặc biệt, trong các gia đình không có bàn thờ nào thì vẫn phải tiến hành lễ cúng, đặt mâm lễ lên một chiếc mâm sạch, đặt trên bàn cao trước vị trí bếp và thực hiện nghi thức chính ở đây luôn.

4.2. Thời gian cúng

Giờ cúng ông Táo đẹp nhất là vào khoảng 12h00 trưa đến 13h00 chiều ngày 23 tháng Chạp (tức 23/12 Âm lịch), giờ này còn được gọi là giờ Ngọ. Khoảng thời gian này là khoảng thời gian giờ hoàng đạo, là giờ đẹp nhất, phù hợp nhất để cá chép hóa rồng và đưa ông Táo về trời. Vì vậy, lễ vật cúng ông Táo nên được gia chủ thực hiện vào khung giờ này để đạt được hiệu quả.

Nếu có việc bận vào ngày này, gia chủ có thể thực hiện vào khoảng chiều tối ngày hôm trước (tức ngày 22 Âm lịch) hoặc buổi sáng ngày 23/12 Âm lịch

4.3. Đồ Lễ cơ bản

Đồ lễ cơ bản của gia chủ phải chuẩn bị đầy đủ cho lễ cúng đưa ông Táo về trời như sau:

  • Giấy áo cho ông bà Táo: gia chủ chuẩn bị 3 bộ áo quần, 3 mũ giấy (2 bộ có cánh chuồn cho Táo ông, 1 bộ không có cánh chuồn cho Táo bà), 3 đôi hia, 3 đôi hài
  • Sớ ông Công ông Táo: sớ thì không bắt buộc nhưng chúng tôi khuyên gia chủ nên có để viết tên tuổi của gia chủ, để ông Táo về trời báo cáo chính xác hơn. Sớ rất quan trọng, viết sớ cũng phải là người được đào tạo viết sớ hoặc người hiểu biết về viết sớ thì mới viết được. Do đó, khi mua sớ về bạn phải nhờ Thầy hoặc người am hiểu về sớ để viết.

cúng ông táo gồm những gì không phải ai cũng biết

Cúng ông táo cần những gì

  • Cá chép: gia chủ có thể mua từ 3 đến 5 con (nên mua số lẻ), có thể chọn cá chép thường, cá chép đỏ, cá chép vàng hoặc chép trắng để cúng. Cá chép khi cúng phải còn sống, sau khi cúng xong thì đem thả ra khu vực nước lớn như ao, hồ, sông,... Lúc thả cá nên thả nhẹ tay, để gần mặt nước rồi thả cá, tránh để cá quá cao lúc thả nước bắn tung tóe thì không hay.

Mâm lễ chay hoặc mặn như chúng tôi đã hướng dẫn ở phần trên. Bạn nhớ phải có gạo muối, nhang đèn đầy đủ.

4.4 Cách cúng lễ cúng ông Táo

Đặt mâm cúng đúng vị trí như hướng dẫn của chúng tôi ở phần trên.

Thắp nhang: Đốt từ 3 đến 9 cây, nên đốt số lượng cây nhang số lẻ, ví dụ 3 cây, 5 cây, 7 cây hoặc 9 cây, không nên đốt số chẵn

Vái - khấn cúng: Sau khi đốt nhang, thắp nhang vào lư hương (tất cả các lư hương trong nhà phải được thắp nhang đầy đủ), sau đó vái 3 vái rồi đọc khấn bài cúng. Có thể tham khảo bài khấn cúng dưới đây

“Hôm nay là ngày... tháng... năm.

Con tên là….., cùng toàn gia ở tại...

Kính lạy đức 'Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:

(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)

Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:

Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà. Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công và một cửa ngút khí lạnh man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.

Cẩn cáo (vái 4 vái).”

Hạ lễ hóa vàng mã: Với quan niệm người xưa, khi còn nhang thì lễ hóa vàng mã mới hiệu nghiệm, cá chép mới hóa rồng được. Do đó, sau khi đọc bài khấn xong, gia chủ đợi nhang tàn còn 1/3 cây thì xin phép hạ lễ hóa vàng mã và thả cá chép.

Trang phục cúng tươm tất: Khi cúng lễ ông Táo, để thể hiện sự trang nghiêm, lòng thành kính với bề trên người khấn vái phải mặc trang phục tươm tất. Tốt nhất là nên mặc áo dài khăn đóng, nếu không có thì mặc quần tây và áo sơ mi đóng thùng.

cúng ông táo cần những gì là chính xác nhất

Lễ cúng ông Táo nên được cúng vào khoảng giờ trưa

Âm vực khi cúng: Khi cúng nên đọc bài cúng khấn vái chậm, đọc thành tiếng nhưng không nên đọc quá to, cũng không nên đọc quá nhỏ. Giọng khấn như lẩm bẩm, và phải có nhấn giọng, ngắt nghỉ đúng câu, đúng nhịp.

Trong thời gian làm lễ cúng ông Táo, các cửa trong nhà phải mở ra, đặc biệt là cửa chính và các cửa sổ, cổng nhà để tạo nên sự thoáng đãng, trong nhà có sự giao thoa với không khí bên ngoài. Việc làm này cũng mang ý nghĩa để đón điều lành, tiễn điều không thuận của năm qua.

5. Những lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

Nếu không biết rõ mâm cúng ông Táo cần những gì thì nên tìm hiểu về phong tục, cách cúng và chuẩn bị lễ vật gì từ những người có kinh nghiệm.

Lễ cúng ông Táo nên được cúng vào khoảng giờ trưa.

Nếu gia đình bạn đang thờ vàng mã ở bàn thờ ông Táo, khi xong lễ cúng bạn phải đốt giấy đó đi để xem như đưa theo ông Táo đem về trời. Đồng thời bạn cũng đưa tượng 3 ông Táo ra khỏi bếp ngụ ý là đưa ông Táo về trời. Năm mới đến bạn mới mua tượng ông Táo và giấy tờ khác để đặt vào thờ lại.

Trang phục cúng tươm tất: Khi cúng lễ ông Táo, để thể hiện sự trang nghiêm, lòng thành kính với bề trên người khấn vái phải mặc trang phục tươm tất. Tốt nhất là nên mặc áo dài khăn đóng, nếu không có thì mặc quần tây và áo sơ mi đóng thùng.

Âm vực khi cúng: Khi cúng nên đọc bài cúng khấn vái chậm, đọc thành tiếng nhưng không nên đọc quá to, cũng không nên đọc quá nhỏ. Giọng khấn như lẩm bẩmbvà phải có nhấn giọng, ngắt nghỉ đúng câu, đúng nhịp.

Trong thời gian làm lễ cúng ông Táo, các cửa trong nhà phải mở ra, đặc biệt là cửa chính và các cửa sổ, cổng nhà để tạo nên sự thoáng đãng, trong nhà có sự giao thoa với không khí bên ngoài. Việc làm này cũng mang ý nghĩa để đón điều lành, tiễn điều không thuận của năm qua.

Trên đây là kinh nghiệm của chúng tôi chia sẻ cho bạn khi chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Táo, văn hóa lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì và ý nghĩa của lễ cúng ông Táo. Hy vọng bạn sẽ chuẩn bị đúng chuẩn cho lễ cúng ông Táo các gia đình mình vào dịp cuối năm.

Viết bình luận của bạn

Mâm Cúng Chay: Tinh Thần Thanh Tịnh, Tâm Hồn An Lạc

Nghĩa Nguyễn Xuân
|
Ngày 23/07/2024

Mâm Cúng Chay: Tinh Thần Thanh Tịnh, Tâm Hồn An Lạc Mâm cúng chay không chỉ đơn thuần là một bữa ăn dành cho những người...

Xem thêm

Mâm Cúng Cô Hồn: Ý Nghĩa, Cách Chuẩn Bị Và Lễ Nghĩa

Nghĩa Nguyễn Xuân
|
Ngày 23/07/2024

Mâm Cúng Cô Hồn: Ý Nghĩa, Cách Chuẩn Bị Và Lễ Nghĩa Cúng cô hồn là một trong những phong tục tập quán lâu đời của...

Xem thêm

Vì Sao Lại Có Cơm Rượu & Bánh Ú Trong Mâm Cúng Tết Đoan Ngọ

Nghĩa Nguyễn Xuân
|
Ngày 09/06/2024

Vì Sao Lại Có Cơm Rượu & Bánh Ú Trong Mâm Cúng Tết Đoan Ngọ Ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 Âm lịch) sắp tới...

Xem thêm

Sự khác nhau giữa Cúng Đầy Tháng - Cúng Thôi Nôi - Cúng Căn

Nghĩa Nguyễn Xuân
|
Ngày 31/05/2024

Sự khác nhau giữa Cúng Đầy Tháng - Cúng Thôi Nôi - Cúng Căn Mâm Cúng Căn Sự khác nhau giữa Cúng Đầy Tháng - Cúng Thôi...

Xem thêm

Tết Đoan Ngọ 2024 nhằm ngày nào? Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cơ bản gồm những gì?

Nghĩa Nguyễn Xuân
|
Ngày 27/05/2024

Tết Đoan Ngọ 2024 nhằm ngày nào? Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cơ bản gồm những gì? Tết Đoan Ngọ hay Tết diệt sâu bọ từ...

Xem thêm

ĐĂNG KÝ THÔNG TIN KHUYẾN MÃI

Giỏ hàng