icon icon icon icon
Đồ Cúng Tâm Linh|Vàng Mã và Mâm Cúng Trọn Gói Đạt Chứng Nhận HACCP

Phúng điếu (Chấp điếu/ Cúng điếu) là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc

Nguyễn Xuân Nghĩa
Ngày 18/09/2021

Từ lâu phúng (chấp) điếu trở thành luật bất thành văn mỗi khi gia đình có tang sự. Tùy theo quan điểm của mỗi gia đình mà việc chấp điếu hay miễn điếu có sự khác biệt. Điều này không bắt buộc gia đình mà cũng thực hiện theo. Vậy phúng điếu là gì? Khi đi phúng viếng người mất, bạn cần làm gì? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Phúng điếu là gì?

Phúng điếu là gì? Ý nghĩa, nguồn gốc phúng điếu-1

Phúng điếu hay còn gọi là chấp điếu – một trong những nghi thức mỗi khi gia đình có tang sự. Tùy theo quan điểm của mỗi nhà mà việc chấp điếu hay miễn điếu có nên hay không, điều này không bắt buộc.

Theo nghĩa Hán Việt, “Phúng” có nghĩa là những lễ vật mang viếng người chết. Những lễ vật này bao gồm hoa quả, nhang đền, hoa viếng, phong bì phúng điếu,… Phần lễ vật này nhằm thể hiện sự kính trọng của người đi viếng gửi đến gia đình. Mong phụ giúp gia đình phần nào nỗi mất mát đau thương.

Còn từ “Điếu” có nghĩa là việc người còn sống đến thăm viếng gia đình có tang sự. Mặc dù người chết đã được khâm liệm nhưng đây được xem là lần gặp cuối cùng với người chết. Mong linh hồn của người mất sớm về nơi an nghỉ cuối cùng. Mặc khác an ủi, động viên phần nào đến người thân của người chết. Mong mọi người sẽ bớt đau buồn và vượt qua đau thương này.

Nói túm lại, phúng điếu là việc bạn đến thăm viếng người chết lần cuối cùng. Đồng thời mang theo lễ vật như tiền phúng điếu,… để chia sẻ phần nào chi phí hậu sự. Có một số trường hợp đặc biệt, tang sự có phúng nhưng không điếu hoặc có điếu nhưng không phúng. Vì thế tùy theo quan điểm của mỗi gia đình mà “chấp điều hay miễn điếu”, không bắt buộc.

Ý nghĩa và nguồn gốc của phúng điếu

Phúng điếu là gì? Ý nghĩa, nguồn gốc phúng điếu-2

Theo phong tục thờ cúng thì việc phúng điếu có từ rất lâu đời. Tất cả bắt nguồn từ truyền thống tương thân tương ái, mọi người trong làng giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi khi gia đình có tang sự, mọi người tụ hội với nhau, người phụ cái này người phụ cái kia. Có nhà thì phụ lễ vật, có nhà phụ tiền của mua ma chay….

Cũng từ đó mà phong tục phúng điếu lưu truyền cho đến ngày nay. Ngày nay việc phúng điếu trông cầu kỳ hơn rất nhiều so với ngày trước. Phần lễ vật phúng điếu cũng nặng về vật chất hơn. Khi bạn khi phúng viếng người chết, phần lễ vật mang theo cúng người mất có thể là vòng tay, trái cây, nhang đèn,… thậm chí là phong bì phúng điếu.

Cứ thế theo thời gian mà phúng điếu trở thành phong tục quen thuộc của nhiều vùng miền. Mỗi khi gia đình có tang sự không thể thiếu phần phúng điếu người mất. Tùy theo quan điểm của mỗi gia đình mà việc nhận lễ vật phúng điếu hay không.

Một số người cho rằng nhận lễ vật phúng điếu sẽ khiến linh hồn của người chết mắc nợ và không được siêu thoát. Mặc khác cho rằng đó là hành động tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, mặc dù họ lo tốt phần hậu sự nhưng vẫn chấp điếu.

Nên đi phúng điếu bao nhiêu tiền?

Khi đi phúng điếu người chết, bạn không quên mang theo lễ vật như vòng hoa, trái cây, nhang đèn,… đặc biệt là không thể thiếu phong bì phúng điếu. Tùy theo quan hệ giữa người thăm viếng và gia đình có tang sự mà phần lễ vật phúng điếu ít hay nhiều khác nhau. Tuy nhiên chủ yếu là mong chia sẻ phần nào chi phí hậu sự cùng gia đình.

Việc chấp điếu hay miễn điếu khi gia đình có tang sự còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bởi một số gia đình rất dư giả những vẫn chấp điếu nhằm thể hiện sự tương thân tương ái. Không muốn tình cảm giữa gia đình và người thăm viếng bị cách cắt. Do đó việc đi phong bì phúng điếu ít hay nhiều tùy thuộc vào người thăm viếng, chẳng ai bắt buộc điều này.

Phúng điếu là gì? Ý nghĩa, nguồn gốc phúng điếu-3

Người đi phúng điếu nên lưu ý điều gì?

Trước khi đi phúng điếu người mất, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây. Tránh phạm sai lầm kẻo rước họa vào thân.

+ Tùy theo mối quan hệ với gia đình tang sự thân thiết ra sao mà phần lễ phúng điếu ít hay nhiều. Quan trọng phải có để bày tỏ lòng thành kính với người quá cố.

+ Khi nhà bạn có trọng tang, chẳng hạn như ba mẹ, người thân qua đời thì không nên đi phúng điếu người khác.

+ Khi phúng viếng, nếu linh cửu còn ở tại nhà thì vái 2 lạy, còn nếu đã chôn cất xong thì vái 4 lạy trước bàn thờ người mất.

+ Khi thăm phúng viếng, bạn nên ăn mặc lịch sự, kín cổ cao tường. Không diện những trang phục quá nổi màu, tuyệt đối không trang điểm quá đậm.

+ Không nên nói chuyện hay đùa giỡn khi phúng viếng người chết. Đặc biệt không nên bàn tán, khen chê quá khứ của người chết trong tang lễ.

+ Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai tuyệt đối không đi phúng viếng người chết. Điều này khiến đứa trẻ dễ bị ma quỷ đeo bám quấy khóc.

Bạn đã hiểu rõ việc phúng điếu là gì khi gia đình có đám tang chưa nào? Tuy nghi thức này không quá quan trọng trong tang sự nhưng nó thể hiện phần nào sự kính trọng của người đi viếng. Mong gia đình vượt qua đau buồn và linh hồn của người chết sớm về nơi an nghỉ. Đừng quên chia sẻ bài viết với mọi người nhé, cám ơn quý bạn đã theo dõi!!!

#Phúng điếu là gì?Ý nghĩa và nguồn gốc. Phúng điếu là gì?Ý nghĩa và nguồn gốc. Phúng điếu là gì?Ý nghĩa và nguồn gốc. Phúng điếu là gì?Ý nghĩa và nguồn gốc. Phúng điếu là gì?Ý nghĩa và nguồn gốc. Phúng điếu là gì?Ý nghĩa và nguồn gốc

Mâm Cúng Chay: Tinh Thần Thanh Tịnh, Tâm Hồn An Lạc

Nghĩa Nguyễn Xuân
|
Ngày 23/07/2024

Mâm Cúng Chay: Tinh Thần Thanh Tịnh, Tâm Hồn An Lạc Mâm cúng chay không chỉ đơn thuần là một bữa ăn dành cho những người...

Xem thêm

Mâm Cúng Cô Hồn: Ý Nghĩa, Cách Chuẩn Bị Và Lễ Nghĩa

Nghĩa Nguyễn Xuân
|
Ngày 23/07/2024

Mâm Cúng Cô Hồn: Ý Nghĩa, Cách Chuẩn Bị Và Lễ Nghĩa Cúng cô hồn là một trong những phong tục tập quán lâu đời của...

Xem thêm

Vì Sao Lại Có Cơm Rượu & Bánh Ú Trong Mâm Cúng Tết Đoan Ngọ

Nghĩa Nguyễn Xuân
|
Ngày 09/06/2024

Vì Sao Lại Có Cơm Rượu & Bánh Ú Trong Mâm Cúng Tết Đoan Ngọ Ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 Âm lịch) sắp tới...

Xem thêm

Sự khác nhau giữa Cúng Đầy Tháng - Cúng Thôi Nôi - Cúng Căn

Nghĩa Nguyễn Xuân
|
Ngày 31/05/2024

Sự khác nhau giữa Cúng Đầy Tháng - Cúng Thôi Nôi - Cúng Căn Mâm Cúng Căn Sự khác nhau giữa Cúng Đầy Tháng - Cúng Thôi...

Xem thêm

Tết Đoan Ngọ 2024 nhằm ngày nào? Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cơ bản gồm những gì?

Nghĩa Nguyễn Xuân
|
Ngày 27/05/2024

Tết Đoan Ngọ 2024 nhằm ngày nào? Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cơ bản gồm những gì? Tết Đoan Ngọ hay Tết diệt sâu bọ từ...

Xem thêm

ĐĂNG KÝ THÔNG TIN KHUYẾN MÃI

Giỏ hàng