icon icon icon icon
Đồ Cúng Tâm Linh|Vàng Mã và Mâm Cúng Trọn Gói Đạt Chứng Nhận HACCP

VỊ TRÍ ĐẶT MÂM CÚNG ĐẦY THÁNG TỐT NHẤT

Nguyễn Xuân Nghĩa
Ngày 11/02/2020

VỊ TRÍ ĐẶT MÂM CÚNG ĐẦY THÁNG TỐT NHẤT

Khi các bé được sinh ra, mọi người đều muốn tìm hiểu tới việc cúng đầy tháng ở đâu mới được và đúng nhất? Đây có thể là câu hỏi thắc mắc của nhiều bậc mẹ cha hoặc ông bà muốn biết câu trả lời nhất. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về vị trí đặt mâm cỗ và những thủ tục cần chuẩn bị cho lễ cúng đầy tháng nhé.

Theo như tôi được biết thì câu hỏi lễ cúng đầu tháng ở đâu luôn là câu hỏi mà rất nhiều ông bố hay bà mẹ đều thắc mắc để mong "mẹ tròn con vuông". Việc cúng đầy tháng ở đâu là chính xác, thì các bạn nên lựa chọn cho mình một khoảng không gian phù hợp, để có thể đặt được bàn lễ vật. Việc chọn một vị trí phù hợp được xem là một trong những việc rất quan trọng.

1. Đặt mâm cúng đầy tháng ở đâu đúng chuẩn

Những vị trí đặt mâm cúng đầy tháng chuẩn đó là:

Đây có thể là một trong những vị trí đặt mâm lễ cúng tháng đúng chuẩn nhất. Hầu hết các thủ tục cúng Mụ bà để phù hộ cho cả hai mẹ con được “mẹ tròn con vuông” thì các gia đình thường chọn vị trí dưới đất, trước bàn thờ của tổ tiên, bàn cúng được đặt hướng ra phía ngoài cửa to (cửa chính) để cúng. Vị trí này được rất nhiều người chọn bởi nó thường là một vị trí hợp với phong thủy gia đình, là nơi có ánh sáng tốt nhất và dễ dàng bày biện đồ lễ cúng.

Thông thường một mâm cúng đầy tháng cho bé sẽ được chuẩn bị và đặt tại 1 trong 2 vị trí phù hợp như sau:

  • Vị trí 1: Đặt mâm cúng ở giữa nhà và điều chỉnh sao cho hướng quay ra phía cửa chính của căn nhà. Hiện nay có rất nhiều người đã lựa chọn cách đặt này; bởi đây có thể là một nơi có bầu không khí thoáng mát, rộng rãi, dễ dàng bày trí và là vị trí trí tốt nhất để thích hợp để chụp ảnh giữ làm kỷ niệm.
  • Vị trí 2: Chuẩn bị và đặt mâm cúng đầy tháng tại phòng gần chỗ nằm của bé.

Tuy nhiên, ở các vùng nông thôn, nhiều gia đình lại chọn vị trí cúng ở ngoài sân, nơi mà có không gian đất trời thoáng đãng, để dễ dàng cầu phúc lộc bình an.

Nhiều trường hợp khác, gia đình lại lựa chọn ngay phòng của bé để đặt mâm cúng Mụ bà. Bởi bé là nhân vật chính ở trong buổi cúng lễ, nên chọn phòng bé nằm chính là một vị trí khá tốt để cầu mong những điều may mắn và tốt đẹp nhất đến với bé.

Cuối cùng là mâm cúng gia tiên sẽ vẫn bày biện ở bàn thờ chính hoặc các bạn có thể chuẩn bị sẵn bàn cúng Thổ Địa hay ông Táo thì sẽ chọn vị trí bếp đặt cũng được.

Ngoài việc chọn vị trí đặt mâm lễ cúng đầy tháng ở đâu cho hợp lý thì các bạn cũng cần chú ý hơn đến giờ giấc cúng. Ông bà và bố mẹ nên tìm hiểu và chọn cho mình những khung giờ hoàng đạo liên quan trong ngày và những giờ cụ thể phù hợp với tuổi bé. Đặc biệt là các bạn nên tìm hiểu rõ hơn về các tuổi xung khắc hoặc không hợp, để có thể tránh những xung khắc có thể gây ra.

2. Các thủ tục cần chuẩn bị cho lễ cúng đầy tháng cho con

2.1. Chọn thời gian làm lễ

Đa số nhiều cặp lần đầu làm cha mẹ vẫn chưa biết cúng đầy tháng theo lịch âm hay dương. Theo như tính tín ngưỡng của các cụ thời xưa thì thời gian để thực hiện lễ cúng đầy tháng cho bé sẽ được tính theo ngày âm lịch. Ngày diễn ra lễ cúng được tính vào ngày đầu tiên của tháng kế tiếp.

Ở xã hội hiện đại ngày nay, mọi người lại thường chú ý hơn đến những ngày dương, nên lễ cúng đầy tháng cho bé sẽ được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng kế tiếp và tính theo lịch dương.

Tuy nhiên, các cụ của chúng ta vẫn có một cách tính ngày cúng đầy tháng là “gái lùi hai và trai lùi một”. Nghĩa là ví dụ em bé gái được sinh ra vào ngày 05/08 thì gia đình sẽ tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé gái vào ngày 03/09 âm lịch; còn nếu là cho bé trai sẽ tổ chức vào ngày 04/09 âm lịch.

2.2. Mâm lễ cúng 12 bà Mụ

Bàn cúng 12 bà Mụ, bao gồm:

  • 12 chén chè nhỏ
  • 12 đĩa xôi nhỏ
  • 12 bát cháo nhỏ
  • Các loại bánh kẹo mà trẻ con hay ăn và sắp xếp thành 12 đĩa
  • 12 đĩa thịt quay
  • 12 bộ quần áo
  • 12 chén rượu nhỏ
  • 12 chén nước trắng
  • 12 đĩa bánh hỏi
  • Chuẩn bị đầy đủ đũa và hoa

2.3. Mâm lễ cúng Đức Ông

Bàn cúng Đức Ông, bao gồm:

  • Chuẩn bị 1 con gà luộc: gà được giữ nguyên cả con, tạo dáng đầu gà đầu ngẩng cao và 2 cánh chéo nhau.
  • 1 bát cháo lớn
  • 1 bát chè lớn
  • 3 đĩa xôi
  • 1 đĩa hoa quả: gồm 5 quả khác nhau
  • 1 đĩa trầu cau được têm hình cánh phượng
  • Chuẩn bị đầy đủ đồ hàng mã và tiền vàng
  • 1 bộ hài, kích thước lớn hơn khi chuẩn bị cho bà Mụ
  • 1 bộ quần áo giấy có kích thước lớn hơn của bà Mụ

Như vậy, ở bài viết này tôi đã giúp các bạn tìm hiểu thêm về vấn đề nên chọn vị trí để thực hiện lễ cúng đầy tháng ở đâu cho bé. Mong rằng các bài viết trên sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn đọc.

#VỊ TRÍ ĐẶT MÂM CÚNG ĐẦY THÁNG TỐT NHẤT #VỊ TRÍ ĐẶT MÂM CÚNG ĐẦY THÁNG TỐT NHẤT  #VỊ TRÍ ĐẶT MÂM CÚNG ĐẦY THÁNG TỐT NHẤT  #VỊ TRÍ ĐẶT MÂM CÚNG ĐẦY THÁNG TỐT NHẤT  #VỊ TRÍ ĐẶT MÂM CÚNG ĐẦY THÁNG TỐT NHẤT 

Viết bình luận của bạn

Mâm Cúng Chay: Tinh Thần Thanh Tịnh, Tâm Hồn An Lạc

Nghĩa Nguyễn Xuân
|
Ngày 23/07/2024

Mâm Cúng Chay: Tinh Thần Thanh Tịnh, Tâm Hồn An Lạc Mâm cúng chay không chỉ đơn thuần là một bữa ăn dành cho những người...

Xem thêm

Mâm Cúng Cô Hồn: Ý Nghĩa, Cách Chuẩn Bị Và Lễ Nghĩa

Nghĩa Nguyễn Xuân
|
Ngày 23/07/2024

Mâm Cúng Cô Hồn: Ý Nghĩa, Cách Chuẩn Bị Và Lễ Nghĩa Cúng cô hồn là một trong những phong tục tập quán lâu đời của...

Xem thêm

Vì Sao Lại Có Cơm Rượu & Bánh Ú Trong Mâm Cúng Tết Đoan Ngọ

Nghĩa Nguyễn Xuân
|
Ngày 09/06/2024

Vì Sao Lại Có Cơm Rượu & Bánh Ú Trong Mâm Cúng Tết Đoan Ngọ Ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 Âm lịch) sắp tới...

Xem thêm

Sự khác nhau giữa Cúng Đầy Tháng - Cúng Thôi Nôi - Cúng Căn

Nghĩa Nguyễn Xuân
|
Ngày 31/05/2024

Sự khác nhau giữa Cúng Đầy Tháng - Cúng Thôi Nôi - Cúng Căn Mâm Cúng Căn Sự khác nhau giữa Cúng Đầy Tháng - Cúng Thôi...

Xem thêm

Tết Đoan Ngọ 2024 nhằm ngày nào? Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cơ bản gồm những gì?

Nghĩa Nguyễn Xuân
|
Ngày 27/05/2024

Tết Đoan Ngọ 2024 nhằm ngày nào? Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cơ bản gồm những gì? Tết Đoan Ngọ hay Tết diệt sâu bọ từ...

Xem thêm

ĐĂNG KÝ THÔNG TIN KHUYẾN MÃI

Giỏ hàng